Chủ Nhật, 9 tháng 4, 2017

Đau nhức xương khớp, triệu chứng và các bệnh liên quan

Đau nhức xương khớp, triệu chứng và các bệnh liên quan

Đau nhức xương khớp chủ yếu gặp ở người trưởng thành, đặc biệt ở người trung niên, cao tuổi, những người lao động nặng, hoạt động quá mức. Cơn đau không đơn thuần chỉ là do sự thay đổi của thời tiết; ngồi, làm việc sai tư thế,… mà đó có thể là dấu hiệu cảnh báo những căn bệnh xương khớp nguy hiểm, rất cần được phát hiện sớm để phòng tránh nguy cơ tàn phế.
Khi có triệu chứng đau nhức xương khớp xảy ra ở bất kỳ vị trí nào, cơn đau kéo dài dai dẳng, làm cản trở các hoạt động hàng ngày và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Bạn hãy đi khám sớm, tốt nhất là khám chuyên khoa xương khớp vì những triệu chứng này thường cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm liên quan đến xương khớp.
* Thoái hóa khớp
Triệu chứng đau nhức xương khớp có thể do nhiều bệnh gây ra, nhưng thoái hóa khớp được xem là căn bệnh phổ biến nhất. Bệnh được đặc trưng bởi sự tổn thương sụn khớp và xương dưới sụn theo thời gian.
Cách phân biệt đau nhức xương khớp do thoái hóa khớp với những căn bệnh khác thường dựa vào đặc điểm triệu chứng đau. Cơn đau thường tăng nặng mỗi khi khớp cử động, giảm khi được nghỉ ngơi. Mỗi khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là trời lạnh cơn đau sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, còn có biểu hiện cứng khớp mỗi sáng sau khi thức dậy, nhưng sẽ trở lại bình thường sau vài phút vận động. Sụn và xương dưới sụn tổn thương càng nặng thì cảm giác đau nhức hoặc cứng khớp càng gia tăng và dai dẳng hơn, làm hạn chế vận động, biến dạng các khớp, thậm chí có nguy cơ tàn phế.
Hầu hết các khớp đều có thể bị thoái hóa, nhưng phổ biến ở khớp gối, khớp háng, cột sống thắt lưng, cột sống cổ, khớp bàn tay, ngón tay, bàn chân và gót chân.
* Viêm khớp dạng thấp
Ngoài thoái hóa khớp, triệu chứng đau nhức xương khớp có thể là dấu hiệu của viêm khớp dạng thấp. Đây là một bệnh khớp mãn tính liên quan đến hệ thống miễn dịch của cơ thể. Và nếu không được điều trị sớm, bệnh sẽ phá hủy sụn khớp và xương dưới sụn, gây biến dạng khớp, làm mất khả năng lao động, gia tăng mức nguy cơ tàn phế.
Ở bệnh viêm khớp dạng thấp, cơn đau thường xảy ra ở nhiều khớp nhỏ và mang tính đối xứng nhau như đau ở cả hai đầu gối, hai ngón tay cùng vị trí ở cả hai bàn tay, kèm theo đó là hiện tượng sưng, nóng, đỏ. Ngoài ra, người bệnh còn gặp hiện tượng cứng khớp, khó cử động vào mỗi sáng sau khi ngủ dậy, hiện tượng này thường kéo dài hàng giờ. Đi kèm với các triệu chứng tại khớp là triệu chứng toàn thân như người mệt mỏi, xanh xao, gầy sút, sốt.
* Bệnh gout
Người mắc bệnh gout cũng xuất hiện triệu chứng đau nhức xương khớp. Đây là bệnh do rối loạn chuyển hoá purin trong cơ thể khi cơ thể dư thừa quá nhiều chất đạm. Bệnh thường gây đau nhức, kèm sưng, nóng, đỏ ở một hoặc nhiều khớp, thường gặp là khớp ngón chân, cổ chân, gối, và khớp bàn tay. Cơn đau thường xuất hiện về đêm, cường độ đau tăng dần đến mức bệnh nhân không thể chịu đựng nổi, có thể kèm theo sốt cao, nhức đầu, mệt mỏi.
Khi gout chuyển sang giai đoạn mãn tính, các khớp có thể bị biến dạng vĩnh viễn, các khối u mọc lên ở quanh khớp, vành tai, dưới da, sưng trên bàn tay, bàn chân.
* Loãng xương
Ở người bị loãng xương, có thể xuất hiện triệu chứng đau nhức xương khớp nhưng thường được mô tả là đau ở trong xương. Đây là một triệu chứng rất mơ hồ nên thường bị bỏ qua, khiến bệnh tăng nặng và hậu quả là xương yếu dần, rất dễ bị gãy.
Vì vậy, người bệnh cần lưu ý khi xuất hiện triệu chứng đau nhức tại các đầu xương hay đau mỏi dọc theo các xương dài (cột sống thắt lưng, đùi), đau như châm chích toàn thân và tăng về đêm. Một triệu chứng khác khá rõ ràng của loãng xương là giảm dần chiều cao của cơ thể kèm với cảm giác đau vùng thắt lưng hoặc lan sang một hay hai bên mạn sườn, có thể kèm theo co cứng các cơ dọc cột sống, giật cơ khi thay đổi tư thế.
Đặc biệt, mỗi người cần chủ động bổ sung các dưỡng chất từ thảo dược thiên nhiên để nuôi dưỡng hệ xương khớp khỏe mạnh, giúp phòng ngừa các bệnh nguy hiểm kể trên. Hiện tại trên thị trường có rất nhiều sản phẩm tốt cho xương khớp. Ở đây tôi xin tư vấn cho các bạn nên dùng sản phẩm Bi-Jcare.
Bi-JCare là công thức kết hợp đặc biệt giữa các hợp chất quan trọng nhất để khắc phục tình trạng bệnh lý của xương khớp, kiến tạo, tăng cường và chăm sóc sức khỏe hệ xương khớp. Glucosamine, Chondroitin sulfat, Type II Collagen, Hyaluronic acid, Boswellia Extract, MSM và bột rễ gừng và các muối khoáng, vi lương tạo ra một sản phẩm siêu cường dinh dưỡng khớp, bôi trơn các khớp xương, hỗ trợ cấu trúc của xương, sụn, da và các mô khác trong cơ thể.
Bi-JCare có thể sử dụng cho các đối tượng là người bắt đầu thấy xuất hiện các dấu hiệu sưng, nóng đỏ, đau các khớp, thoát vị đĩa đệm, dấu hiệu lão hóa của xương khớp như: đau âm ỉ, mỏi các khớp, đau nhức thường xuyên xuất hiện và tăng khi vận động hay thay đổi tư thế. Bạn có thể tham khảo sản phẩm tại: https://bnc-medipharm.com/tpcn-bi-jcare-lo-120-vien-bo-xuong-khop-tang-cuong-suc-khoe-xuong-khop
Lời khuyên: để có 1 sức khỏe tốt bạn nên kết hợp giữa chế độ ăn uống, nghỉ ngơi kết hợp với luyện tập thể dục nhẹ đồng thời uống bổ sung thêm các thực phẩm bổ xương khớp.
Cuối cùng tôi xin  cảm ơn các bạn đã đọc bài viết, hi vọng bài viết này là một thông tin tốt, bổ ích cho các bạn, chúc các bạn thật nhiều sức khỏe, thành công và nhiều niềm vui.

Thứ Sáu, 7 tháng 4, 2017

Viêm khớp dạng thấp là gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm khớp dạng thấp là gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm khớp dạng thấp là một dạng đặc biệt của chứng viêm khớp. Khác với chứng viêm xương khớp, thấp khớp thường gặp ở những người lớn tuổi, đây là căn bệnh mãn tính có tính quá trình, tính đối xứng và gây suy nhược, ảnh hưởng đến các bộ phận khác như tim, phổi, các mạch máu nhỏ, dây thần kinh và mắt.

* Nguyên nhân, bệnh lý và các triệu chứng
+ Nguyên nhân gây bệnh: Do hệ thống bạch cầu (hệ thống tự miễn dịch của cơ thể) hoạt động quá mức và không phân biệt được tế bào gây bệnh với tế bào cơ thể, chúng tự tấn công lại chính cơ thể người và gây tổn thương trực tiếp đến các khớp.
Chính vì đặc điểm trên mà viêm khớp dạng thấp được xếp vào loại bệnh tự miễn, tức cơ thể tự tạo ra các kháng thể chống lại chính nó. Dù chưa tìm được chính xác nguyên nhân gây bệnh, nhưng một số nghiên cứu cho thấy yếu tố di truyền và yếu tố môi trường có tác động trực tiếp gây bệnh.
+ Bệnh lý:
- Như chúng ta đã biết, ở giữa các khớp xương có một lớp dịch mỏng và nhầy. Lớp dịch nhầy này đóng vai trò như 1 cái túi cung cấp các chất hoạt dịch để nuôi sụn và bôi trơn cho các khớp. Bao quanh các khớp và bao hoạt dịch và gân, dây chằng - chúng có tác dụng làm các khớp hoạt động và cố định vị trí các khớp này. Bất cứ thành phần nào nói trên bị tổn thương thì đều làm đau và sưng xung quanh khớp dẫn đến nguy cơ thoái hoá khớp, mất chức năng khớp.
- Khác với bệnh viêm khớp thường gặp ở người cao tuổi (nguyên nhân do các khớp phải chịu tác động lớn dẫn đến hao mòn, tổn thương) thì ở bệnh viêm khớp dạng thấp chính hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ tấn công vào các thành phần cơ thể và gây viêm. Bạch cầu sẽ thâm nhập vào các bao hoạt dịch (ở giữa các khớp) đồng thời làm rỉ hoạt dịch và gây viêm. Quá trình này sẽ ăn mòn sụn, xương và làm biến dạng xương nếu không điều trị sớm.

- Người mắc chứng viêm khớp dạng thấp có thể bị viêm ở xung quanh các cơ quan nội tạng như tim, phổi, tuyến lệ ... gây ra chứng viêm màng ngoài tim, gây u và thiếu máu cục bộ ở tim, viêm màng phổi, xơ hoá phổi, khô mắt, khô miệng.... Trường hợp đặc biệt có thể gây viêm ở các mạch máu làm tổn thương đến da, xuất hiện dưới dạng ung nhọt trên chân hoặc để lại các vùng đen trên ngón tay.
+ Triệu chứng:
- Viêm khớp dạng thấp thường rất khó phát hiện, vì ở mỗi người khác nhau thì biểu hiện lại khác nhau; và thường thì khi bệnh phát lên sẽ làm cho các bộ phận cơ thể đều bị viêm, nhưng khi dịu lại thì người ta lại khoẻ mạnh bình thường.
- Mặt khác các triệu chứng như cứng khớp, đau khớp vào buổi sáng lại rất giống với các chứng viêm khớp bình thường nên bệnh nhân thường không nhận diện được bệnh.
- Khi bệnh đang ở giai đoạn đầu ,kể cả khi chụp X-quang và xét nghiệm cũng không thể chuẩn đoán được bệnh, mà phải tổng hợp các yếu tố nêu trên và triệu chứng thì các bác sĩ chuyên khoa mới có thể kết luận được việc bạn có mắc chứng viêm khớp dạng thấp hay không.
+ Các dấu hiệu cơ bản để nhận biết viêm khớp dạng thấp gồm :
>> Cứng khớp buổi sáng kéo dài trên 1 giờ.
>> Sưng đau kéo dài tối thiểu 3 khớp trong số các khớp sau: ngón tay, cổ tay, khuỷu, gối ,cổ chân, ngón bàn chân .
>> Sưng đau 1 trong 3 vị trí: khớp ngón tay, khớp ngón chân, khớp cổ tay.
>> Sưng khớp đối xứng.
>> Có hạt dưới da.
- Theo các thống kê thì có khoảng 0,5% - 1,5% người trên toàn thế giới mắc chứng bệnh này. Độ tuổi trung bình từ 30-50 và đặc biệt là nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Cũng có một số trường hợp đặc biệt, bệnh này có thể tấn công trên em từ 6 tháng tuổi trở lên và được gọi là viêm khớp dạng thấp vị thành niên tự phát

* Cách điều trị:
Viêm hkớp dạng thấp là bệnh mãn tính kéo dài hàng chục năm, đòi hỏi quá trình điều trị phải kiên trì, liên tục có khi đến hết cả đời.
Trong quá trình điều trị cần theo dõi chặt chễ diễn biến của bệnh và các tai biến biến chứng có thể xảy ra.
- Cũng chính vì đặc tính trên mà việc điều trị viêm khớp dạng thấp thường tập trung vào việc chống lại sự tiến triển của bệnh thông qua việc dùng thuốc, thực phẩm chức năng để kiểm soát viêm và tiến trình của bệnh dưới dạng DMARDs, các thành tố sinh học và Steroid. Trường hợp  nặng thì bệnh nhân sẽ phải phẩu thuật.
- Khi có các dấu hiệu của viêm khớp dạng thấp, người bệnh nên đến bác sĩ và điều trị sớm để tránh các di chứng về sau, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
- Khi đã được điều trị và kiểm soát bệnh, bạn cần dùng kết hợp các phương pháp sau nhằm tránh bệnh tái phát ở cấp độ cao hơn:
+ Dùng thực phẩm chức năng bổ xương khớp như Bi-Jcare,…
+ Dùng các phương pháp khác như bôi, đắp hoặc liệu pháp nghỉ ngơi để giảm đau
+ Dùng phương pháp cơ học như Chiropractic hoặc các phương pháp cơ học khác

 
Bạn có thể quan tâm tới các sản phẩm: thoát vị đĩa đệmbệnh đau khớp gốithuốc bổ xương khớp